Các nước tiếp tục rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19

Bất chấp tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, Trung Quốc – nơi bùng phát dịch bệnh – vẫn tích cực rót tiền cho các dự án Vành đai và Con đường (BRI). Điều này được các nhà nghiên cứu nhận xét là: “Trung Quốc đang tận dụng những khoảng trống mới được tạo ra sau đại dịch”.

Theo số liệu thống kê, năm 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới. Nhưng Trung Quốc vẫn đầu tư 47 tỉ USD vào các dự án thuộc BRI ở nước ngoài.
Một điều đáng lo ngại là các dự án cho vay của Trung Quốc trong dự án BRI bị cáo buộc là “bẫy nợ”.

Chính sách “bẫy nợ” của Trung Quốc được tóm tắt như sau:

1. Khuyến khích các nước nghèo vay nợ để đầu tư với những ưu đãi lớn, nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ sẽ siết chặt các điều khoản thanh toán hoặc tăng lãi suất hoặc cho vay thêm với lãi suất cao hơn; hoặc trực tiếp đầu tư với những điều kiện có lợi về chính trị, kinh tế, quân sự…

2.“Chủ động và tích cực tư vấn” sử dụng vốn vay của Trung Quốc đầu tư vào những dự án có khả năng thất bại cao hoặc nếu hai nước liên doanh đầu tư thì Trung Quốc thì sẽ cố tình tạo ra những khó khăn về vốn, tiến độ, quản lý, điều hành…, tóm lại là tìm mọi cách để dự án thất bại, nước chủ nhà mất vốn và phải nhượng quyền lại cho Trung Quốc.

3. Hối lộ tham nhũng quan chức địa phương.

4. Khi con nợ không trả được nợ thì: Một là: Họ lại phải tiếp tục vay thêm của Trung Quốc để trả nợ cho Trung Quốc và tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc; Hai là: bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược; Ba là: Chấp nhận “nói và làm theo những gì Trung Quốc nghĩ.

Lào đã trở thành nạn nhân

Năm qua, thế giới đã chứng kiến Lào, đất nước Đông Nam Á nhỏ bé, nghèo nàn buộc phải nhường phần lớn quyền kiểm soát lưới điện cho một công ty Trung Quốc, trong bối cảnh nước này phải vật lộn để ngăn chặn khả năng vỡ nợ.

Ngoài ra, Lào phải chấp nhận 3 yêu cầu cơ bản của Bắc Kinh, bao gồm: ủng hộ chính sách của Trung Quốc về các vấn đề tại Đài Loan và Tây Tạng; các công ty Trung Quốc được phép khai thác tài nguyên tại Lào, đồng thời xây dựng các tuyến đường xuyên suốt từ Lào đến Thái Lan.

Vay nợ khủng của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc thiết yếu cho mạng lưới Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc, Lào đã trở thành một nạn nhân trong “chính sách bẫy nợ” của Bắc Kinh.

Pakistan đang trở thành nạn nhân kế tiếp

Pakistan hiện là quốc gia mới nhất đang phải vật lộn để hoàn trả các khoản nợ của Trung Quốc theo Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), trong đó ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Islamabad sẽ sớm tìm cách kéo dài thời gian trả 22 tỷ USD trong các khoản tín dụng liên quan đến lĩnh vực điện.

Những vấn đề về nợ mà Pakistan đang đối mặt về cơ bản cũng là vấn đề chung mà nhiều quốc gia tham gia BRI đối mặt. Pakistan gia nhập BRI vào tháng 4-2015 và từ đó vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của dự án trị giá hàng tỷ USD này của Trung Quốc. Nền kinh tế Pakistan đã bị ảnh hưởng nặng nề vì suy thoái kinh tế do COVID-19. GDP của Pakistan đã tăng trưởng âm trong tài khóa 2020.

Những năm gần đây, các khoản cho vay của Trung Quốc đã giúp Pakistan phát triển việc năng suất phát điện mạnh mẽ, khiến tình trạng thiếu điện thường xuyên của nước này chuyển thành dư thừa công suất. Các khoản vay dành cho các nhà máy nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió, điện than đã chiếm gần 1/2 tổng số tiền 60 tỷ USD mà Bắc Kinh cung cấp trong kế hoạch Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Pakistan (CPEC) với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng của Pakistan và tạo điều kiện củng cố thương mại song phương cùng các mục tiêu địa chiến lược khác.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 2/11/2018. Reuters

Một số nguồn tin cho biết các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cùng các thể chế tài chính khác hiện đang đánh giá các đề nghị giảm nợ của Islamabad và tiết lộ rằng câu trả lời sẽ được đưa ra trước cuối tháng 3/2021.

Cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn chưa có động thái nào cho thấy khả năng nhất trí về 1 thỏa thuận giảm nợ khi mà quan chức trong CPEC cho biết các giới chức liên quan của Trung Quốc đã 10 tháng nay không trao đổi gì với ông về vấn đề này. Chính phủ Pakistan mới đây đã 1 lần nữa tiếp cận các quan chức Trung Quốc về vấn đề này, nhưng không có thông tin nào về các cuộc trao đổi của họ được tiết lộ ra ngoài.

Các khoản đầu tư của Trung Quốc gần đây đã giúp Pakistan xây dựng hơn 10 nhà máy điện tại nước này, qua đó tạo ra thêm 12.000 Mw điện dưới cái mác chương trình CPEC. Các nhà máy này đã giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu điện lâu nay của đất nước này. Tuy nhiên, dù các khoản đầu tư hiện được dư luận đánh giá là tốt đẹp, song trong bối cảnh đất nước lại phải đang đối phó với vấn đề dư thừa công suất nghiêm trọng.

Thêm vào đó, năng lực truyền tải và phân phối điện của Pakistan không thể bắt kịp với nguồn cung điện khổng lồ và hiện có khoảng 22.000 Mw đang bị để không, trong đó khoảng 15.000 Mw điện không được sử dụng đến trong mùa Hè và 22.000 Mw điện bị dư thừa trong mùa Đông. Như vậy, chính phủ đang phải chi trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà sản xuất điện độc lập dựa trên năng lực sản xuất điện của họ chứ không phải vì lượng điện thực tế được tiêu thụ.

Giới chuyên gia cho biết nếu tình trạng dư thừa công suất hiện nay và các điều khoản trả nợ vẫn tiếp tục duy trì, thì từ nay đến cuối năm 2023, tổng nợ trong lĩnh vực điện của chính phủ có thể vượt lên trên 1.500 tỷ rupee (9,4 tỷ USD).

Đồng thời, bất chấp tình trạng dư thừa điện nghiêm trọng, giá điện mà người dân Pakistan phải trả vẫn đang tăng nhanh. Thuế điện đã được điều chỉnh tới 22 lần kể từ năm 2019 và mức giá đã bị Cơ quan Quản lý Điện Quốc gia tăng gấp 2 trong năm nay.

Theo các điều khoản của BRI, các ước tính chính thức cho thấy các khoản nợ liên quan đến lĩnh vực điện của Pakistan sẽ tăng lên 2.800 tỷ rupee (17,5 tỷ USD) vào cuối tháng 6 này. Điều này càng làm gia tăng gánh nặng lên tình trạng nợ nần chồng chất của đất nước Pakistan, khiến 1 số nhà phân tích phải đưa ra kết luận rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Pakistan trong sáng kiến BRI đang rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Tình hình nhiều quốc gia khác trong dự án BRI ở châu Á và châu Phi cũng không khác nhiều so với Pakistan. Đại dịch COVID-19 đã kéo theo sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu, buộc các chính phủ phải tăng chi tiêu, đặc biệt là trong y tế – những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh khoản các khoản vay cho Trung Quốc.

Việt Nam có nguy cơ trở thành nạn nhân?

Mặc dù chính quyền Việt Nam cũng như báo chí Việt Nam ít công bố các số liệu về các dự án BRI tại Việt Nam, thế nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia tham gia khá sâu vào trong BRI.

Theo số liệu thống kê từ Trung Quốc cho biết, năm vừa qua, Việt Nam vẫn là quốc gia nhận mức đầu tư từ BRI tăng so với năm 2019. (1)

Việt Nam vẫn là quốc gia xếp thứ hai về nhận vốn đầu tư từ BRI (Chỉ sau Pakistan), với tổng số tiền đầu tư năm 2020 là 2 tỉ 460 triệu USD (2) cho hai dự án: Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng do PowerChina làm chủ đầu tư (Vốn đầu tư là 310 triệu USD); và Dự án Điện than Nam Định 1, với số vốn đầu tư là 2,16 tỉ USD (3).

Trong khi đó các công ty thuộc các nước phát triển ngày càng quay đầu với các dự án điện than vì vấn đề ô nhiễm môi trường và tàn phá sức khoẻ người dân. Cụ thể, mới đây, tập đoàn Mitsubishi của Nhật đã tuyên bố rút khỏi dự án điện than ở tỉnh Bình Thuận (4), thì Trung Quốc vẫn đang thúc đẩy các dự án loại này. Việc xây dựng các nhà máy điện than gây ô nhiễm vẫn đang đặt ra dấu hỏi rất lớn cho chính quyền Việt Nam, đặc biệt nằm trong kế hoạch BRI với các nhà thầu Trung Quốc.

Chính quyền Việt Nam cần phải công khai các Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án loại này, đồng thời báo chí và người dân, cũng như các tổ chức xã hội dân sự phải được quyền tham gia giám sát các dự án như vậy, để tránh tình trạng một ngày nào đó, Việt Nam sẽ là nạn nhân tiếp tục của “chính sách bẫy nợ” từ Trung Quốc mà đã có rất nhiều dự án đầu tư như vậy ở Việt Nam. Điển hình phải kể tới Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2…

Bài viết liên quan